Dậy sớm để thành công là câu nói rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, việc dậy sớm có tốt hay không vẫn còn có một trong những câu hỏi tạo nên nhiều luồng tranh cãi xoay quanh.
Dậy sớm vốn dĩ mang đến cho con người một khoảng thời gian tự do, tác động tích cực hoạt động trong ngày. Thông qua bài viết dưới đây, Đệ Nhất Nệm sẽ giải đáp chi tiết Dậy sớm có tốt không và những cách giúp bạn dậy sớm cực hiệu quả nhé.
>>>>> Dậy sớm để thành công – Bí quyết của những doanh nhân hàng đầu
Những lợi ích vượt trội của việc thức dậy sớm
Duy trì chất lượng giấc ngủ mỗi ngày
Thiết lập thói quen ngủ sớm thức sớm và đủ giấc mỗi ngày sẽ mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe. Giấc ngủ ngắn tiêu chuẩn vào buổi trưa và một giấc ngủ chất lượng vào buổi tối giúp bạn tránh xa những căn bệnh nguy hiểm như béo phì, suy nhược cơ bắp, bệnh về tim mạch, giảm trí nhớ, thiếu ngủ….
Cải thiện khả năng nhận thức
Giấc ngủ luôn có mối quan hệ mật thiết với cảm xúc và khả năng tư duy, nhận thức của con người. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái tinh thần tốt nhất, tránh gây ra những cảm xúc tiêu cực và giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
Nâng cao năng suất làm việc, học tập
Nhiều người thường cho rằng ngủ càng nhiều thì thức dậy sẽ càng tỉnh táo. Tuy nhiên, quan niệm này sẽ là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đúng giờ sẽ khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, uể oải, tạo cảm giác chán chường, mất tập trung trong việc học tập và làm việc.
Mang lại khoảng thời gian sống chất lượng
Dậy sớm có tốt không? Thức dậy sớm không chỉ giúp bạn thưởng thức một bữa ăn sáng chất lượng mà còn có thể vận động nhẹ với vài động tác khởi động cơ thể. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng con người cần 1 – 2 giờ đồng hồ để thích nghi và tái tạo nguồn cảm hứng, năng lượng sau giấc ngủ dài, đảm bảo duy trì sự tập trung, tỉnh táo cho các hoạt động diễn ra trong ngày.
7 cách giúp bạn dậy sớm mà không buồn ngủ
Thiết lập thói quen nhất quán trước khi ngủ
Bước đầu tiên trong việc học cách tự đánh thức mình là thiết lập một thói quen đi ngủ nhất quán. Một số việc làm hữu ích để bước vào giấc ngủ êm sâu có thể kể đến như đọc sách, thư giãn nhẹ nhàng với bài nhạc yêu thích hoặc lắng nghe những giai điệu của tiếng ồn hồng và tiếng ồn trắng.
Duy trì giấc ngủ trưa trong thời gian ngắn
Giấc ngủ ngắn vào mỗi buổi trưa không chỉ giúp bạn tái tạo lại nguồn năng lượng đã tiêu hao sau những giờ làm việc vào buổi sáng mà còn góp phần duy trì thói quen ngủ đêm đúng giờ. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa không nên quá lâu mà chỉ nên kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút.
Không ăn và sử dụng Caffeine trước khi ngủ
Ăn quá no hoặc sử dụng các loại thức uống có chứa hàm lượng Caffeine như bia, rượu, nước tăng lực sẽ duy trì sự tỉnh táo, gián đoạn cơn buồn ngủ, khiến bạn khó thức dậy sớm vào buổi sáng, thậm chí còn làm giảm khả năng hoạt động tốt vào ban ngày. Về lâu về dài tình trạng này sẽ trở thành nguyên nhân khiến bạn đối mặt với các hội chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày hoặc mệt ỏi vào ban ngày.
Sử dụng ánh sáng để đánh thức vào mỗi buổi sáng
Ánh sáng là nguyên nhân gây ức chế và ngăn chặn hoạt động của Melatonin, một loại Hormone sản xuất bởi tuyến tùng ở giữa não với mục đích gây buồn ngủ. Vì thế, việc bố trí hài hòa giữa giường ngủ với cửa sổ hứng ánh sáng mặt trời được xem là phương pháp tự đánh thức bản thân hoàn hảo nhất, giúp não của bạn thoát khỏi chế độ ngủ một cách tự nhiên và thúc đẩy sự tỉnh táo vào mỗi buổi sáng.
Đặt báo thức xa giường ngủ
Dậy sớm có tốt không? Hầu hết mọi người đều có thói quen cài đặt chuông báo thức trong điện thoái và đặt chúng ở trên giường hoặc những vị trí gần với giường ngủ nhất. Tuy nhiên, chúng ta có có xu hướng tắt chuông báo thức và tiếp tục ngủ nướng.
Vì thế, đặt chuông báo thức với âm lượng to phù hợp ở những vị trí xa giường ngủ là cách hiệu quả giúp bạn có thể hoạt động và giảm đáng kể khả năng quay lại giường để ngủ tiếp
Tự tạo ra động lực để dậy sớm cho bản thân
Nếu đã áp dụng những biện pháp khoa học để thức dậy sớm nhưng vẫn không thể thực hiện được thù hãy tạo ra động lực cho bản thân vào mỗi buổi sáng là một cách làm hiệu quả. Bạn có thể đặt ta những mục tiêu như dành thời hian cho một bữa ăn sáng với món ăn yêu thích, tập thể dục ngoài công viên,…..Những động lực này không chỉ giúp bạn dậy sớm mà còn mang lại tinh thần tỉnh táo cho ngày dài làm việc.
Khám phá “đồng hồ ngủ” của cơ thể
Các chuyên gia về giấc ngủ đã cho biết, đồng hồ sinh học trong cơ thể mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Thậm chí, giờ ngủ và thức dậy hiệu quả của từng người cũng rất khác biệt. Chẳng hạn, một người có thể ngủ lúc 10 giờ và thức dậy vào lúc 6 giờ sáng với tinh thần sảng khoái và tỉnh táo.
Tuy nhiên, một người khác lại rơi vào cảm giác mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo vào mỗi buổi sáng khi áp dụng khung giờ ngủ đó. Vì thế, việc lắng nghe “đồng hồ ngủ” của chính bản thân mình để xây dựng một thói quen ngủ cố định là điều vô cùng quan trọng.
Như vậy, Đệ Nhất Nệm vừa chia sẻ đến bạn đọc bài viết: “Dậy sớm có tốt không? 7 cách giúp bạn dậy sớm “. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể với giấc ngủ ngon, sâu và thức dậy thật năng lượng. Tham khảo thêm nhiều bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích nhé.
- Đệ Nhất Nệm – Đại lý Nệm cấp 1 phân phối nệm giá rẻ
- 484 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0946.620.880 – 0974 681 120
- Email: denhatnem@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/denhatnem