Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa do đó độ ẩm trong không khí thường xuyên ở mức cao. Đây là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Nếu không biết cách xử lý nệm bị mốc, kéo dài tình trạng này sẽ gây bệnh cho đường hô hấp.
Làm rõ nguyên nhân nệm bị mốc là bước đầu tiên để người dùng phòng ngừa và xử lý nệm bị mốc hiệu suất cao. Để làm sạch không gian sống, mang lại cảm giác dễ chịu cho giấc ngủ của bạn và những người thân yêu, việc phòng ngừa và loại bỏ nấm mốc trên nệm là vô cùng quan trọng.
>>>> Hướng dẫn giặt chăn ga đúng cách với từng chất liệu vải
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm mốc ở nệm
Những vết mốc trên nệm rất khó nhận biết bởi chúng chỉ là những chấm nhỏ liti hoặc do thường xuyên được phủ bởi ga giường nên người sử dụng không lưu tâm đến. Qua thời gian, vết mốc này bắt đầu lan rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy nguyên nhân khiến nệm bị mốc là do đâu?
+ Nệm không được xử lý ngay sau khi bị dính vết bẩn như đồ uống, nước tiểu, đồ ăn….khiến nước ngấm sâu và nệm bị mốc.
+ Mồ hôi từ cơ thể: Mỗi ngày, thời gian cơ thể người tiếp xúc với nệm trung bình rơi khoảng 8 – 10h đồng hồ. Với những người có cơ địa toát nhiều mồ hôi sẽ khiến nệm dễ bị ẩm và đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến nệm bị mốc.
+ Nhiệt độ phòng thấp, độ ẩm không khí cao: những căn phòng kín, không thông thoáng hoặc phòng ở tầng âm, thiếu ánh sáng mặt trời…là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển.
+ Sử dụng nệm trong thời gian dài mà không vệ sinh định kỳ, không phơi phóng thường xuyên, ít khi thay ga nệm….
+ Bên cạnh đó, vì đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhất là vào mùa nồm ẩm khiến các vật dụng trong nhà đều bị ẩm ướt. Tạo điều kiện cho nấm mốc diễn ra thường xuyên hơn.
5 bước xử lý nệm bị nấm mốc hiệu quả bất ngờ
Khi nệm xuất hiện nấm mốc, bạn cần vệ sinh ngay và có các biện pháp xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bạn có thể áp dụng 5 bước xử lý nệm bị mốc ngay tại nhà sau đây để giải quyết triệt để tình trạng này.
Bước 1: Hút bụi
Trước khi tiến hành xử lý nệm bị mốc, bạn cần giặt giũ sạch chăn, ga, gối và hút sạch bụi bẩn trên nệm. Nên sử dụng máy hút bụi có gắn cọ để làm sạch mọi bụi bẩn trên cả 2 mặt của nệm. Sau khi hút sạch bụi, cần làm sạch dụng cụ bắt bụi của máy để các bào tử nấm mốc không lây lan đến những vị trí khác.
Bước 2: Chọn chất xử lý nệm bị mốc phù hợp
Nấm mốc bám trên nệm rất khó xử lý, nếu chỉ dùng nước thông thường thì không thể làm vết mốc biến mất. Vì vậy, những nguyên liệu làm sạch từ thiên nhiên cũng như chất chuyên dụng khử nấm mốc là lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Một số chất xử lý nệm bị mốc hiệu quả như:
+ Nước ấm và rượu Isopropyl: Ancol Isopropyl là dung môi đắt tiền trên thị trường. Nó được sử dụng hiệu quả để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, trong đó có ẩm mốc. Bạn hãy pha dung môi này với nước ấm. Dùng bàn chải thấm hỗn hợp và chà mạnh lên vết mốc đến khi sạch.
+ Backing Soda: Sản phẩm có tác dụng tẩy trắng, khử mùi và diệt khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa nước ấm lên về mặt nệm bị ẩm mốc và rắc bột Baking Soda lên phía trên. Dùng bàn chải chải phần bị mốc khoảng 30 phút, sau đó dùng máy hút bụi để làm sạch.
+ Chanh tươi ngoài tác dụng là thực phẩm thì đây còn là nguyên liệu có khả năng loại bỏ hiệu quả các vết ẩm mốc trên nệm. Bạn hãy vắt lấy nước cốt chanh và dùng khăn mềm thấm nước chanh thoa lên khu vực nệm bị ẩm mốc. Sau đó, chải sạch vết mốc trên nệm.
Bước 3: Lau sạch lại bằng vải ướt
Sau khi sử dụng các chất xử lý nấm mốc bạn cần dùng vải ướt lau lại thật sạch bề mặt nệm. Lưu ý, chỉ sử dụng miếng vải ẩm, không quá ướt. Điều này có thể làm cho nệm bị ẩm vào sâu bên trong và khiến nấm mốc phát triển nhiều hơn.
Bước 4: Xịt chất khử trùng
Khi đã loại sạch nấm mốc và chất xử lý còn lại trên nệm đã bị loại bỏ, tiếp theo bạn cần xịt chất khử trùng. Cần xịt đều lên bề mặt nệm để diệt sạch vi khuẩn và hạn chế nấm mốc quay trở lại.
Bước 5: Phơi khô nệm
Bước cuối cùng trong khâu xử lý nệm bị mốc chính là phơi khô nệm. Đây là bước quan trọng giúp nệm sạch hoàn toàn và ức chế nấm mốc phát triển trong tương lai. Hãy phơi nệm ở nơi thông thoáng, có ánh nắng vừa phải để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách phòng ngừa nệm bị nấm mốc
Ngăn ngừa nấm mốc trên nệm hay hạn chế sự quay trở lại của nấm mốc nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dùng. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để bảo vệ sức khỏe gia đình mình và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc trên nệm.
+ Vệ sinh nệm định kỳ: Điều này đảm bảo nấm mốc không có môi trường sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh cả 2 mặt nệm bằng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, các chất gây dị ứng cho da vì thế cũng không tồn tại.
+ Sử dụng chăn ga có khả năng chống nước. Do chúng có thể ngăn ngừa đáng kể khi bạn lỡ đánh đổ đồ uống, thức ăn…lên nệm.
+ Đảm bảo không gian phòng ngủ thoáng mát, luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ, mở cửa phòng để phòng luôn mát….tránh phòng ẩm thấp dễ tạo nấm mốc trên nệm.
Nệm bị mốc là vấn đề tưởng chừng rất nan giải nhưng bạn hoàn toàn có thể xử lý nệm bị mốc ngay tại nhà hiệu quả. Chúc bạn thành công với các bước trên để nói lời tạm biệt với nấm mốc trên nệm. Đừng quên ghé Đệ Nhất Nệm để tham khảo thêm nhiều dòng sản phẩm mới nhé!
Đệ Nhất Nệm – Đại lý Nệm cấp 1 phân phối nệm giá rẻ
484 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, Hồ Chí Minh
Hotline: 0946.620.880 – 0974.681.120
Email: denhatnem@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/denhatnem