Có khi nào bạn cảm giác khi đang ngủ có ai đó đang đè chặt lên người khiến bạn không thể cử động được nhưng không thể nào chống cự lại? Hiện tượng này gọi là bóng đè khi ngủ.
Cảm giác bị bóng đè gây ra nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai đã từng trải qua. Tuy nhiên hiện tượng bóng đè khi ngủ được lý giải là một cơ thể bảo vệ cơ thể tự nhiên của não bộ. Thực hư tình trạng này như nào, mời bạn tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.
>>> Hiện tượng ngáp ngủ: Bất ngờ với những sự thật!
Hiện tượng bóng đè khi ngủ là gì?
Hiện tượng bóng đè còn có tên gọi khoa học là Sleep Paralysis (chứng liệt do ngủ), thường xảy ra vào thời điểm ngay trước khi ngủ hay ngay khi vừa thức dậy. Theo đó người bị bóng đè sẽ rơi vào trạng thái bị liệt toàn thân, dù tỉnh táo nhưng vẫn không thể cử động được. Cảm giác giống như có ai đó đang đè lên người.
Nhiều trường hợp thậm chí có thể nhìn hoặc nghe thấy những ảo giác đáng sợ. Loại trừ nguyên nhân do các bệnh lý nghiêm trọng về giấc ngủ gây ra thì hiện tượng này được xem là bình thường và không cần điều trị.
Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè khi ngủ
Trong khi ngủ, cơ thể thư giãn và các cơ bắp không di chuyển, điều này ngăn người ngủ tự làm mình bị thương khi họ có những hành động bất thường trong khi ngủ có giấc mơ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục.
Giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Bóng đè khi ngủ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Cơ thể xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và pha ngủ chậm (non-rapid eye movement – NREM).
Một chu kỳ REM-NREM kéo dài khoảng 90 phút và phần lớn thời gian dành cho việc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể thư giãn. Trong thời gian REM, mắt di chuyển nhanh, nhưng cơ thể được thư giãn. Giấc mơ xảy ra vào thời điểm này.
Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Các khu vực của bộ não phát hiện các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm.
Triệu chứng của bóng đè
Các dấu hiệu và triệu chứng của bóng đè bao gồm:
- Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.
- Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.
- Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút
- Tỉnh táo
- Không thể nói trong khi bị bóng đè
- Có ảo giác và cảm giác sợ hãi
- Cảm thấy áp lực lên ngực
- Khó thở
- Cảm giác như cái chết đang đến gần
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu, đau cơ và hoang tưởng
- Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng.
Cách xử lý hiện tượng bóng đè khi ngủ
Khi rơi vào trạng thái bóng đè, cần giữ cơ thể ở trạng thái thư giãn, kiểm soát cảm giác sợ hãi và xử lý theo một số phương pháp sau:
Thực hiện các cử động nhẹ
Việc cố gắng cử động khi bị bóng đè là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nên cố gắng thực hiện một số hoạt động sau để có thể nhanh chóng thoát khỏi cảm giác tê cứng:
- Vận động nhẹ nhàng ở các đầu ngón tay, ngón chân hoặc nắm chặt lòng bàn tay hết sức có thể.
- Vận động cơ mặt bằng cách tạo ra các biểu hiện nhăn nhó và lặp lại nhiều lần liên tiếp.
Tập trung vào việc thở đều
Thở đều và giữ tâm trạng được bình tĩnh là một trong những yếu tố quan trọng để sớm kết thúc tình trạng bóng đè. Cảm giác sợ hãi, cố gắng vùng vẫy sẽ là gia tăng áp lực lên ngực, từ đó hình thành cảm giác như có vật đè nặng ở ngực.
Tạo những âm thanh nhỏ
Khi rơi vào tình trạng bóng đè, nếu đang nằm gần một người khác, cố gắng tạo tín hiệu để họ có thể đánh thức bạn bằng cách phát ra một số âm thanh từ cổ họng. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp cố gắng ho khan để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái bóng đè.
Giữ tâm trạng bình thản
Khi thực hiện các kỹ thuật nhưng không đem lại hiệu quả mà còn khiến mọi thứ tiến triển xấu hơn với ảo giác như bị đè nặng, lôi đi, xoay vòng,… thì chúng ta cần giữ tinh thần được ổn định, bình thản. Tuyệt đối tránh việc chống lại, vùng vẫy, chúng sẽ khiến cho cơ thể rơi vào uể oải kéo dài khi thức tỉnh.
Phương pháp phòng ngừa bóng đè
Hướng giải quyết tốt nhất dành cho người bị bóng đè là giảm bớt Stress trong sinh hoạt hàng ngày và ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số thói quen sau để hạn chế việc xuất hiện bóng đè nhé:
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý; có khung giờ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học; tránh việc thức quá khuya và dậy muộn vào ngày hôm sau.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên cần tránh tập luyện quá sức hoặc thực hiện trước khi ngủ.
- Môi trường ngủ nghỉ nên được thiết kế thoáng mát, yên tĩnh; nhiệt độ phòng không được ở mức quá cao hoặc thấp.
- Có thời gian nghỉ trưa từ 20 đến 40 phút để tinh thần được thư giãn, thoải mái.
Bóng đè khi ngủ kéo dài là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý khác về hệ thần kinh. Vậy nên dù không có khả năng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Theo dõi thêm nhiều bài viết của Đệ Nhất Nệm để có thêm thông tin hữu ích nhất nhé.
- Đệ Nhất Nệm – Đại lý Nệm cấp 1 phân phối nệm giá rẻ
- 484 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0946.620.880 – 0974 681 120
- Email: denhatnem@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/denhatnem