Giấc ngủ REM là gì? Những điều cần biết!

Giấc ngủ REM là gì? Những điều cần biết!

Một giấc ngủ ngon sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Vậy bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ “giấc ngủ non- REM” và “giấc ngủ REM” hay chưa?

Giấc ngủ REM được chứng minh là cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, đảm bảo sự minh mẫn, phát triển ký ức, phản ứng nhanh nhạy ở người lớn. Vì vậy, ngủ đủ giấc REM và cải thiện chất lượng giấc ngủ có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

>>>> 5+ cách trị mắt bị thâm do thiếu ngủ cực hiệu quả

Chu kỳ giấc ngủ là gì?

Bạn có biết giấc ngủ của chúng ta không phải là một đường thẳng theo tuyến tính thời gian, nó đi theo chu kỳ lặp lại của các giai đoạn NREM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM ( giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh).

Khi bắt đầu ngả lưng nằm ngủ, chúng ta sẽ lần lượt đi qua các giai đoạn của giấc ngủ NREM từ lơ mơ, liu thiu, tới ngủ thẳng, ngủ sâu. Trong đó, giai đoạn cuối là ngủ sâu nhất, ngon nhất, là thời điểm cơ thể tự chữa lành, phát triển. Ngay sau đó, chúng ta sẽ chuyển gia giấc ngủ REM. Rồi bạn tỉnh lại mơ hồ và lại bước vào chu kỳ mới bắt đầu từ giai đoạn 1 của NREM.

Giai đoạn cuối là ngủ sâu nhất, ngon nhất, là thời điểm cơ thể tự chữa lành, phát triển
Giai đoạn cuối là ngủ sâu nhất, ngon nhất, là thời điểm cơ thể tự chữa lành, phát triển

Với mỗi đêm ngủ 8 tiếng, chúng ta sẽ lòng vòng với 4 – 6 chu kỳ ngủ như vậy, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 70 – 110 phút. Tuy nhiên giấc ngủ sâu ở giai đoạn cuối của NREM chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ ngủ đầu tiên và ít xuất hiện lại trong đêm. Chính vì vậy, sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, bạn có thể không ngủ sâu lại được nữa, mà phần lớn thời gian chỉ là giấc ngủ REM.

Với người trưởng thành đang ở tình trạng khỏe mạnh, giấc ngủ sâu chiếm khoảng 13 – 23% giấc ngủ. Do vậy nếu bạn ngủ đủ 8 tiếng thì thời gian ngủ sâu nên khoảng 60 – 120 phút.  

Giấc ngủ REM là gì? Những điều cần biết

Đặc điểm của giai đoạn ngủ REM

Thường giai đoạn ngủ REM sẽ xuất hiện trong khoảng 70 – 90 phút sau khi ngủ và xen kẽ giữa các giai đoạn của NREM. Thời lượng REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi trời gần sáng. Các giấc mơ bạn thường thấy sẽ xuất hiện ở giai đoạn ngủ này.

Giấc ngủ REM chiếm khoảng 20 – 25% (tương đương 95 – 120 phút) chu kỳ giấc ngủ đối với người lớn và chiếm hơn 50% ( hơn 8 tiếng/ ngày đêm) đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Giấc ngủ REM chiếm khoảng 20 – 25% (tương đương 95 – 120 phút) chu kỳ giấc ngủ
Giấc ngủ REM chiếm khoảng 20 – 25% (tương đương 95 – 120 phút) chu kỳ giấc ngủ

Ở giai đoạn này, cơ thể và não bộ sẽ có một vài thay đổi như:

+ Chuyển động nhanh của mắt

+ Thở nhanh và không đều

+ Tăng cường Oxy lên não

+ Tăng nhịp tim ( đến mức gần như trạng thái thức giấc)

+ Tăng huyết áp

+ Thay đổi nhiệt độ cơ thể

+ Hoạt động của não tương tự như khi thức giấc

+ Mất trương lực cơ

Vai trò của giấc ngủ REM

Giai đoạn ngủ REM chiếm lượng thời gian khá lớn trong giấc ngủ, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe trí não và tinh thần quan trọng.

  • Kích thích thần kinh ở trẻ sơ sinh – cần thiết cho sự phát triển cấu trúc não trưởng thành
  • Cải thiện trí nhớ, phát triển hồi ức
  • Tăng khả năng tập trung, phán đoán và phản xạ
  • Giúp cho hoạt động học tập, làm việc được hiệu quả hơn
  • Cải thiện các chức năng của não bộ, làm giảm thiểu chứng trầm cảm, lo âu
  • Duy trì tâm trạng tốt, tinh thần phấn chấn, tích cực
Kích thích thần kinh ở trẻ sơ sinh – cần thiết cho sự phát triển cấu trúc não trưởng thành
Kích thích thần kinh ở trẻ sơ sinh – cần thiết cho sự phát triển cấu trúc não trưởng thành

Việc thiếu hụt giấc ngủ REM đã được các nghiên cứu chỉ ra có liên quan đến tình trạng béo phì, giảm kỹ năng đối phó tình huống và chứng đau nửa đầu ở những ngày tiếp theo.  

Trình tự vào thời gian của một chu kỳ giấc ngủ

Một chu kỳ giấc ngủ thường diễn ra từ 90 đến 110 phút. Thời gian ngủ sâu và rất sâu thường kéo dài hơn thời gian ngủ mơ trong những chu kỳ đầu. Ngược lại, khi gần sáng, thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và rất sâu giảm dần, thời gian ngủ mơ kéo dài hơn.

Đọc đến đây, có lẽ bạn vẫn nghĩ giấc ngủ sẽ được diễn ra một cách tuần tự theo từng giai đoạn, phải không? Nhưng sự thật không phải vậy. Giấc ngủ luôn bắt đầu theo trình tự ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và rất sâu. Sau khi kết thúc pha ngủ rất sâu của giấc ngủ NREM đầu tiên, cơ thể quay lại giai đoạn ngủ nông trước khi bước vào giấc ngủ REM.

Khi giai đoạn REM kết thúc, cơ thể lại bắt đầu một chu kỳ mới từ giai đoạn ngủ nông. Cứ như vậy, các chu kỳ lặp đi lặp lại khoảng 4 đến 5 lần trong suốt đêm.

Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ REM?

Để có được giấc ngủ ngon, đều đặn và tối ưu các chu kỳ bao gồm giai đoạn ngủ REM, bạn nên chú tâm và kiên trì thực hiện vệ sinh giấc ngủ.

Chuẩn bị giường ngủ với chăn, nệm, gối khiến bạn thoải mái
Chuẩn bị giường ngủ với chăn, nệm, gối khiến bạn thoải mái
  • Ngủ đủ giấc, đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Duy trì môi trường ngủ sạch, thoáng, nhiệt độ, ánh sáng phù hợp
  • Chuẩn bị giường ngủ với chăn, nệm, gối khiến bạn thoải mái.
  • Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói khi đi ngủ
  • Tránh uống nhiều rượu và các chất có cồn trước khi ngủ, dễ gây chứng rối loại giấc ngủ REM
  • Tăng cường hoạt động thể chất vào ban ngày để có thể nhanh chóng đi vào các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ.

Cũng như giai đoạn ngủ sâu, giấc ngủ REM góp phần không nhỏ vào sự cân bằng thể chất và trí não. Hiểu và biết cách hỗ trợ cơ thể đạt được giấc ngủ ngon mỗi đêm sẽ giúp bạn có được sức khỏe dẻo dai.

Một tấm nệm êm ái cùng bộ Drap chất lượng chính là bí quyết giúp bạn có được giấc ngủ ngon mỗi đêm. Hãy đầu tư bộ sản phẩm chất lượng bạn nhé. Đệ Nhất Nệm chúng tôi cung cấp rất nhiều mẫu chăn ga gối nệm chính hãng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng, mời quý khách hàng ghé tham khảo, đặt mua nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay